Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Món ăn đường phố - Nét đặc sắc ẩm thực Sài Gòn

Đến với Sài Gòn, bạn không thể bỏ qua các món ăn đầy gần gũi với cuộc sống hằng ngày của những người làm công sở hay làm thuê .... Đây cũng là một nét rất "riêng" tại xứ sở Sài Thành này.

1.Ốc

Ở địa điểm Sài Gòn cho dù bạn ở quận nào, huyện nao, gốc nào, mặt đường lớn hay hẻm sâu hun hút, không khó khăn để tìm cho mình một quán ốc lai rai.

Chắc có lẽ không nơi đâu quán ốc, các món ốc lại đa dạng và tuyệt vời như ở Sài Gòn. Bất kể bạn là ai, khi đến quán ốc, cũng đều có thể tìm cho mình được món phù hợp. Từ ốc móng tay, óc hương, ốc nhung, sò long, sò huyết, sò điệp, hàu… cho đến “đồ hiếm” như ốc giấm, ốc vú nàng, ốc ngựa… đều xuất hiện trong menu của các quán.


Cách chế biến ốc cũng phong phú và hấp dẫn, nào hấp, luộc, nào xào, chiên, nào nướng, nào cháy tỏi, đút lò kết hợp với rau muống, tỏi, me… Món nào cũng thơm lừng khó cưỡng và mang vị đặc trưng của riêng nơi này. Tùy theo quán, theo món mà các loại nước chấm khác nhau, nhưng rau răm, tắc, muối tiêu thì quán nào cũng phục vụ kèm.

2. Cơm Tắm


Thứ “cơm nhà nghèo” của ngày xưa dần trở thành món đặc sản của miền Nam. Cơm tấm có sự kết hợp hài hòa giữa những hạt cơm nhỏ, màu trắng, rời, khô và các món cơ bản thông dụng như sườn nướng, chả trứng, trứng ốp la, bì và nhiều món khác. Được ưa thích nhất là cơm tấm sườn với miếng sườn heo phải được ướp đúng gia vị, khi ăn vừa có độ dai nhưng phải chín toàn diện, tỏa hương thơm ngào ngạt quyến rũ.


3. Hủ Tiếu

Ẩm Thực Miền Nam Bộ mang trong nó một danh sách dài các loại hủ tíu: hủ tíu Sa Đéc, hủ tíu Mỹ Tho, hủ tíu bò viên, hủ tíu Tàu… Được ưa thích và phổ biến nhất là hủ tíu Nam Vang và “hủ tíu gõ”.


 Khắp các ngõ, hẻm, con đường đều dễ dàng tìm thấy xe hủ tíu nghi ngút khói, nhất là lúc chiều về.

4. Bò Bía, Gỏi Cuốn.

Bò bía và gỏi cuốn tương đối giống nhau về hình dáng nhưng nguyên liệu thì có sai khác. Bò bía có nhân cuốn là củ sắn luộc, lạp xưởng, tôm khô, salad. Nó được dùng chung với tương đen xay, bỏ chút ớt, đồ chua, đậu phọng, hành phi, tạo ra mùi vị khá đặc biệt.

Trong khi đó, gỏi cuốn có đầy đủ rau sống, rau thơm, bún, tôm, thịt ba chỉ, dễ ăn và thân thiện hơn bò bía. Nước chấm gỏi cuốn là điểm thu hút và thể hiện “đẳng cấp” của từng quán. Chỉ với 2 loại: nước tương đen và mắm nêm nhưng do cách pha chế và tay nghề khác nhau mà có chỗ khách “ăn hoài không ngán” nhưng có chỗ chỉ chừng 1 – 2 cuốn là khách bỏ đi. Với các nguyên liệu đa dạng kết hợp một cách tuyệt vời, đánh thức ngũ vị khiến gỏi cuốn phù hợp với nhiều người, nhiều lứa tuổi, đáng để thử.


5. Lẩu Cá Kèo.

Sài Gòn nắng nóng, tưởng là không hợp với lẩu nhưng thật ra, người Sài Gòn ăn lẩu quanh năm và đó luôn là món được chọn trong các buổi họp mặt hay tiệc tùng. Sài Gòn có đủ loại lẩu: mắm, cá, lẩu Thái, lẩu nấm… Mỗi loại lẩu có hương, vị khác nhau song đều mang đến những trải nghiệm thú vị, nhất là lẩu cá kèo và lẩu dê.


Lẩu cá kèo mang hương vị miền Nam đặc trưng và hương thơm khó quên. Cá kèo chín, ăn cả con, thịt có vị ngọt bùi, thấm thêm vị chua chua chát chát của lá dang, chấm thêm vị mặn của nước mắm ớt tươi cay nồng, thỉnh thoảng nghe đắng ở đầu lưỡi vì mật cá mới tròn vị. Thực khách chan nước lẩu đang sôi vào chén bún, thêm chút mắm, vừa thổi vừa ăn, vừa hít hà cái vị tổng hòa chua cay mặn ngọt thật dễ gây nghiện. Các loại rau ăn kèm: chuối, rau nhút, rau đắng… cũng ngon không kém tạo thêm nét riêng cho loại lẩu này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét