Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Thủy triều "xanh" trên đảo Vaadhoo, Maldives

Thủy triều "xanh" lấp lánh trong màn đêm trên đảo Vaadhoo tại đất nước Maldives không chỉ thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà khoa học mà còn làm xao xuyến, hấp dẫn đạc biệt biết bao du khách tới nghỉ dưỡng tại hòn đảo vô cùng xinh đẹp này.

 
Những cơn sóng xanh lung linh trên đảo Vaadhoo thuộc đất nước Maldives

Maldives nằm phía nam quần đảo Lakshadweep thuộc Ấn Độ và cách phía tây nam Sri Lanka khoảng 700 km. Maldives có tất cả 26 đảo san hô bao quanh khu vực gồm 1.192 đảo nhỏ, với khoảng 200 đảo có người dân địa phương sinh sống.

Hiện tượng phát quang sinh học bên trong những con sóng là sản phẩm của các dạng sống tý hon trên biển hay còn gọi là thực vật phù du.

Theo nhà sinh vật học Woodland Hastings tại Đại học Harvard (Mỹ), trên thế giới có rất nhiều loài thực vật phù du có khả năng phát quang sinh học. Trong đó, loài thực vật phù du có khả năng phát quang phổ biến nhất sinh sống trên các đại dương là tảo “dinoflagellate” – loài tảo gây ra hiện tượng thủy triều đỏ. Tảo dinoflagellate thuộc lớp sinh vật đơn bào.


Lần đầu tiên sau nhiều năm nghiên cứu, ông Hastings đã phát hiện một dải đặc biệt bên trong lớp màng tế bào của tảo dinoflagellate, có khả năng phản ứng với các tín hiệu điện, giúp sinh vật hình thành cơ chế phát sáng độc đáo.

Vào tháng 9/2011, nhiều du khách đã có cơ hội chiêm ngưỡng cơn thủy triều đỏ, phát sáng rực rỡ cả khu vực bờ biển Leucadia, California. Thủy triều đỏ là hiện tượng tự nhiên khá phổ biến trên thế giới do sự bùng nổ phát triển của các loài rong tảo, trong đó có loài sinh vật phù du phát sáng khi bị các cơn sóng cuốn trôi và xô dạt vào bờ.

Trong nghiên cứu được công bố vào tháng 10/2011 trên Kỷ yếu Viện hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ, các nhà nghiên cứu đã công bố kết quả nghiên cứu phát hiện một dải sóng đặc biệt bên trong tảo dinoflagellate, chỉ cho phép các proton – hạt mang điện tích dương đi qua.

Khi tảo dinoflagellate nổi trên bề mặt biển và di chuyển quanh các luồng nước, tạo ra các xung điện quanh hạt proton ngăn không cho nước thấm vào bên trong các vi sinh vật. Sau đó chính những xung điện này tạo ra các kênh proton nhạy điện áp, kích hoạt hàng loạt phản ứng hóa học, trong đó có protein luciferase – chịu trách nhiệm hình thành ánh sáng xanh neon bên trong cơ thể loài tảo.

Những cơn sóng xô muôn vàn thực vật phù du phát quang lên bãi cát

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn đang đau đầu tìm câu trả lời lý giải hiện tượng khá kỳ lạ là một số thực vật phù du phát quang trên biển cũng sinh sống trong các hồ nước ngọt song chúng lại không có khả năng phát sáng.

Trong đợt thủy triều xanh tại bãi biển Leucadia, California vào tháng 9/2011, các nhà khoa học còn phát hiện một số loài tảo dinoflagellate chứa độc tố nguy hiểm có hại cho sức khỏe con người, quá trình sinh sôi phát triển của các loài cá và nhiều sinh vật biển khác. Bên cạnh đó, loài tảo còn sử dụng khả năng phát quang như một thứ vũ khí lợi hại ngăn chặn mối đe dọa từ các sinh vật khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét